Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Những lợi ích khi cho trẻ đọc truyện song ngữ

Có nhiều cách để giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh tốt ngay từ nhỏ. Một trong số đó là cho trẻ đọc những cuốn truyện song ngữ. Dưới đây là những ưu điểm của phương pháp này.

1.Giúp trẻ thông minh hơn
Học sớm ngôn ngữ thứ hai không ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, ngược lại giúp trẻ tập trung chú ý tốt hơn trong khi học so với trẻ chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, cho trẻ học đọc truyện song ngữ hỗ trợ tiếng mẹ đẻ hình thành và phát triển tốt nếu được giới thiệu sớm và bằng phương pháp phù hợp. Việc cho trẻ học ngoại ngữ sớm giúp trẻ diễn đạt tiếng mẹ đẻ đúng ngữ pháp, rõ ràng, mạch lạc hơn.
Trẻ mầm non có thể học rất nhanh ngôn ngữ thứ hai nếu được tiếp xúc sớm trong môi trường ngoại ngữ thường xuyên.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn đưa ra những bằng chứng về các lợi ích khác mà trẻ có được khi học song ngữ. Đó là:
• Phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin.
• Kỹ năng phát âm của trẻ cũng được hoàn thiện hơn
• Rèn kỹ năng quan sát, đối chiếu, so sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia.
• Giai đoạn dưới 6 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học song ngữ. Qua giai đoạn này chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, nhưng hiệu quả sẽ kém hơn.

2. Tạo cho trẻ có vốn từ vựng phong phú đa dạng
Các mẩu chuyện được kể thường sẽ có cuộc đối thoại của hai hay nhiều nhân vật với nhau. Các câu giao tiếp được sử dụng rất đa dạng và trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Lượng từ vựng trong những câu chuyện cũng đa dạng, phong phú theo nhiều lĩnh vực khác nhau. Có những câu truyện về văn phòng, về tình yêu, gia đình, nhà trường, bệnh viện, thể thao, báo chí, điện ảnh, … Càng nhiều lĩnh vực được kể đến trong các câu chuyện thì trẻ càng nhớ từ vựng thuộc lĩnh vực đó.


3. Mang lại tính giải trí cao cho trẻ
Những câu chuyện cổ tích của các nước được kể ra có tính chất giải trí nên làm cho các bé cảm thấy thoải mái và thư giãn khi đọc chúng. Ngoài ra, chúng cũng gửi gắm những thông điệp ý nghĩa ở trong đó. Đọc truyện sẽ làm các bé hào hứng và có tinh thần tốt để học tiếng Anh qua cách rất tự nhiên và độc đáo này.

4. Tranh thủ được thời gian rỗi để cho bé học từ vựng tiếng Anh
Đọc truyện song ngữ cũng là một cách tự học tiếng Anh ở nhà nên nó giúp các bé tranh thủ được nhiều thời gian. Lúc đang ngồi nghe nhạc, các bé có thể đem truyện ra đọc. Lúc đang trông em, bạn bé cũng có thể mang truyện ra đọc. Thậm chí lúc bé đi vệ sinh, bé cũng có thể mang truyện ra đọc. Hoặc trước khi đi ngủ, mẹ bé tặng cho bé một câu chuyện hài hước, thú vị trong tập truyện song ngữ để “ru” bé vào một giấc ngủ ngon và sảng khoái.

Xem thêm tại: English 4 fun

Những quy tắc học tiếng Anh siêu hiệu quả không phải ai cũng biết

Học một ngôn ngữ khác, dù là tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào trên thế giới, đều cần phải có một số phương pháp nhất định mà bạn nên tuân thủ để “lĩnh hội” được kỹ năng giao tiếp như người bản xứ một cách nhanh chóng.

Nguyên tắc học ngoại ngữ

Luyện phản xạ trong giao tiếp, tức là nói ra mà không cần suy nghĩ hay tự “phiên dịch” lại trong đầu. Có một sự thật là học từng từ vựng riêng biệt không giúp bạn giỏi giao tiếp tiếng Anh. Mà thay vào đó, học cách nói cả nhóm từ.Nhóm từ là một số các từ được đi với nhau một cách tự nhiên. Một nghiên cứu của Tiến sỹ Dr. James Asher chứng minh rằng việc học bằng các nhóm từ, cả câu sẽ làm việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần so với các từ riêng biệt. Điều này cũng giúp bạn tiếp thu ngữ pháp tốt hơn và tránh việc mắc các lỗi sai.
- Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt. Muốn ghi nhớ từ mới, hãy viết một câu có chứa từ mới trong đó, tìm hiểu kỹ càng về ngữ cảnh sử dụng cho từ đó.
- Tập trung cho kỹ năng nghe
Muốn giỏi tiếng Anh, hãy dành thật nhiều thời gian để nghe, xem những gì liên quan đến tiếng Anh. Có thể là những bài thuyết trình, những bộ phim, vở hài kịch… để “đắm mình” vào một không gian toàn ngoại ngữ mỗi ngày. Việc nghe vừa giúp bạn luyện khả năng nhận dạng giọng điệu, cách phát âm vừa giúp bạn học được cách giao tiếp hàng ngày trong văn hóa của nước bạn.
- Học chậm, học sâu là tốt nhất.
Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ - chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần.

Xem thêm tại: English 4 fun

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Những địa chỉ test IELTS online hoàn toàn miễn phí!

Muốn biết trình độ IELTS của mình như thế nào sau một quá trình học tập hoặc muốn kiểm tra xem liệu mình nên học IELTS bắt đầu từ band mấy, hãy truy cập các địa chỉ test IELTS online miễn phí dưới đây!

1. http://www.testpreppractice.net/IELTS/Free-Online-IELTS-Practice-Tests.aspx

ielts-prepractice

Nếu bạn đang tìm kiếm một trang thi thử IELTS online miễn phí thì tuyệt đối không được bỏ qua website này. Web gồm rất nhiều bài thi thử ở cả 4 kỹ năng, bên cạnh đó là rất nhiều tài liệu ôn thi IELTS tuyệt vời. Cùng trải nghiệm nhé! 🙂

2. http://www.examenglish.com/IELTS/index.php

ielts-exam-english

Đây là một website thi thử IELTS rất hay với những bài thi rất sát với kỳ thi thật. Website còn tích hợp chấm điểm Writing cho các bạn muốn cải thiện kỹ năng này cho mình.

3. http://www.ielts-exam.net/

ielts-exam

Website được thiết kế với giao diện dễ nhìn. Các bài tập được phân theo từng dạng – từng kỹ năng riêng biệt, rất thuận tiện cho các bạn muốn tự luyện thi IELTS online theo 4 kỹ năng tại nhà.

Thêm nữa, website miễn phí này còn cung cấp 15 bài luyện tập cho mỗi phần thi, nhờ đó bạn có thể học và luyện từ vựng, nâng cao khả năng nói và viết tiếng Anh. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo mục FAQ (các câu hỏi thường gặp) để được giải đáp những thắc mắc về bài thi IELTS.

4. http://www.canadavisa.com/ielts/free-practice-tests

ielts-canada

Website chứa 8 bài kiểm tra IELTS miễn phí, 2 bài cho mỗi kỹ năng: Listening, Reading, Writing, and Speaking. Tất cả các bài luyện tập này đều được chuẩn bị bởi các chuyên gia IELTS.

Canada Visa cũng được tích hợp công cụ chấm điểm tham khảo cho phần thi Writing và Speaking của bạn. bên cạnh đó Canadavisa cũng chứa đựng khá đầy đủ thông tin du học Canada cho các bạn có nhu cầu.

5.  http://www.ieltsbuddy.com/

ielts-buddy

Một trang web hoàn toàn miễn phí được thiết kế đầy đủ tính năng từ học đến thi thử online và hoàn toàn miễn phí. Trang web chứa đựng tất cả những thứ cần thiết giúp bạn ôn luyện thi ielts hiệu quả

Xem thêm tại: English 4 fun

Nên dạy bé học tiếng Anh bắt đầu từ mấy tuổi

Nên dạy bé học tiếng Anh bắt đầu từ mấy tuổi? Mình khuyên nên cho các bé giỏi tiếng Việt trước đã vì những lý do sau:

Xem thêm: Tiếng Anh vui nhộn
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ nền tảng, là hệ quy chiếu khi các em học tiếng Anh hay ngôn ngữ thứ hai/L2.

2. Những gì các em học được ở L1/tiếng Việt sẽ là kiến thức nền (background knowledge) tuyệt vời khi học L2/tiếng Anh cũng như những kiến thức học thuật khác của tiếng Anh. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định việc kiến thức ở tiếng Việt sẽ chuyển đổi và ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp nhận và học tiếng Anh. Tức là học tiếng Việt và kiến thức bằng tiếng Việt giỏi thì việc học tiếng Anh/L2 và kiến thức bằng L2 cũng dễ dàng thuận lợi hơn rất nhiều.

Trước đây có một trào lưu coi thường tiếng mẹ đẻ/L1, coi việc biết L1 là cản trở đối với việc học và tiếp nhận tiếng Anh/L2. Nhưng trào lưu này đã lỗi thời, kết thúc từ lâu vì bị coi là sai lầm, bị phản bác với nhiều nghiên cứu khoa học.

6-ly-do-khong-cho-tre-hoc-tieng-anh-qua-som
Cô giáo Thu Hồng cho rằng trẻ nên đọc thông viết thạo tiếng Việt trước khi học tiếng Anh. Ảnh: belelu
3. Ở Mỹ, những ai là L1 advocates/supporters (ủng hộ việc giữ và học L1/tiếng mẹ đẻ) thì luôn nhắc các em và bố mẹ học sinh nhập cư vào Mỹ phải giữ tiếng mẹ đẻ ở nhà, đọc truyện hay giao tiếp bằng mẹ đẻ với các em ở nhà. Ở trường học, mấy cô giáo dạy ESL ngày nào cũng nhấn mạnh điều này.

4. Biết thêm một thứ tiếng có lợi cho sự phát triển trí tuệ của các em. Và nhất là mình ở Việt Nam thì tội gì không để các em học và thỏa sức vẫy vùng bằng tiếng mẹ đẻ. Trong thế giới hội nhập như hiện nay, biết thêm nhiều ngôn ngữ và biết giỏi thì càng tốt. Hơn nữa biết đâu về sau, với đà tăng trưởng của châu Á như hiện nay, tiếng Việt lại có nhu cầu cao.

5. Đừng lo áp lực cạnh tranh hay sợ qua mất độ tuổi/giai đoạn vàng để học tiếng Anh/L2. Lứa tuổi lý tưởng theo nhiều nghiên cứu khoa học là trước khi các em dậy thì (reach their puberty), tức là trước khi 12-15 tuổi. Theo mình độ tuổi tốt nhất để các em bắt đầu là sau lớp 2, trước lớp 5, tức là 7- 10 tuổi. Lúc đó các em đã đọc thông viết thạo tiếng Việt, đã có những kiến thức nền nhất định.

Kiến thức nền rất quan trọng vì ELL/ESL students khi sang học tập ở môi trường tiếng Anh thường yếu về ngôn ngữ học thuật (Cognitive Academic Language Proficiency - CALP). Các em thường đuổi kịp ngôn ngữ giao tiếp hội thoại hàng ngày (Basic Interpersonal Communication Skills - BICs) chỉ trong 1-2 năm, nhưng phải mất 5-7 năm để theo kịp và có ngôn ngữ học thuật. Thế nên nếu giỏi kiến thức bằng tiếng Việt thì khoảng cách và cơ hội có ngôn ngữ học thuật sẽ nhanh hơn.

6. Cuối cùng thì mình dẫn chứng chính trường hợp của mình. Mình bắt đầu học tiếng Anh lúc cuối lớp 4, đầu lớp 5, là "nạn nhân" của phương pháp dạy bằng ngữ pháp (Grammatical or Grammar/Translation method) mà thế giới đã cho vào dĩ vãng từ lâu. Về sau, mình may mắn có môi trường sử dụng tiếng Anh hay L2 nên cũng ổn. Thế nên các ông bố bà mẹ người Việt đừng lo. Nhất là trong bối cảnh hiện nay tha hồ có nhiều nguồn tài liệu, thông tin bùng nổ, các con sẽ nhanh chóng và dễ dàng có cơ hội học tiếng Anh hay L2.

Hy vọng mình đã đủ lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục mọi người đừng cho các con học tiếng Anh sớm quá.

Bí quyết học ngoại ngữ đơn giản lại hiệu quả


Dưới đây là một số phương pháp để cha mẹ giúp con vun đắp đam mê với ngôn ngữ thứ hai và trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng hiệu quả hơn.

Xem thêm: Tiếng Anh vui nhôn
Đừng so sánh con với ai khác
Khả năng lĩnh hội kiến thức Anh ngữ ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ ghi nhớ của bản thân, cảm giác hào hứng với môn học và sự tác động của môi trường xung quanh. Vì vậy, đừng so sánh trẻ với “con nhà người ta”, đòi hỏi trẻ phải gồng mình để đạt được thành tích mà cha mẹ mong muốn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ chán ghét, thậm chí lơ là việc học tiếng Anh.

Thay vào đó, các bậc phụ huynh cần lắng nghe những điều con chia sẻ, để từ đó hiểu rõ mong muốn và khả năng của con. Đây là cách cha mẹ tìm ra phương pháp học và môi trường phù hợp cho con. Nền tảng vững chắc ngay từ những năm đầu đời sẽ giúp con nuôi dưỡng đam mê ngoại ngữ và gắn bó với ngôn ngữ này dài lâu.

Luôn sát cánh cùng con
Ngoài việc lựa chọn môi trường học phù hợp cho con, các bậc phụ huynh cần theo sát quá trình học để giúp trẻ có động lực chinh phục ngôn ngữ mới hiệu quả.

Với việc đồng hành cùng con, bạn có thể nhận ra điểm mạnh - yếu, cũng như những khó khăn mà con vấp phải như phát âm sai, ngại nói… Từ đó, bạn sẽ kịp thời khen ngợi, động viên, khuyến khích để con tự tin hơn trong vệc tiếp thu.

“Từ khi cho con học ở trung tâm Anh văn, mình được các thầy cô cập nhật tình hình học tập của bé rất thường xuyên. Đây là cách giúp vợ chồng mình nắm rõ việc học của con dù công việc rất bận rộn” - Chị Hồ Minh Ngọc (38 tuổi, phụ huynh) chia sẻ.

Hiểu được mong muốn sát cánh cùng con trong việc học Anh ngữ của các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo đã trở thành “nhịp cầu” tương tác, cập nhật mọi hoạt động tại lớp, kết quả học tập và tinh thần của các học viên nhí đối với việc tiếp thu kiến thức. Nhờ đó, trẻ luôn nhận được sự động viên, khuyến khích và hỗ trợ kịp thời từ thầy cô lẫn cha mẹ.

Vượt qua rào cản tâm lý học tiếng Anh


Nhiều ứng viên Việt Nam khó có cơ hội đầu quân vào công ty nước ngoài không vì trình độ chuyên môn kém mà do thiếu khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Dù ngoại ngữ là cầu nối thăng tiến sự nghiệp, người đi làm thường mắc phải rào cản tâm lý khi học tiếng Anh. Thầy Alister Light, giảng viên tiếng Anh cao cấp tại Wall Street English, bật mí 3 mẹo để vượt qua vấn đề này.

Theo đuổi mục tiêu đến cùng

Một số học viên thường đặt kỳ vọng quá mức, chưa đúng với năng lực bản thân. Điều này dễ gây tình trạng thất vọng, bỏ cuộc sau một thời gian học dù vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Lập mục tiêu cụ thể cho từng chặng đường sẽ giúp bạn tránh tình trạng này.

Thay vì đưa ra các mục tiêu lớn, bạn nên tập chia nhỏ mục tiêu. Ví dụ, trong 3 tháng có thể giao tiếp cơ bản, nghe tốt các bài thực hành; sau 6 tháng có thể chia sẻ quan điểm về các vấn đề cơ bản, dùng các câu phức tạp hơn; một năm sau có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài ở bất kì chủ đề nào...

Tự tin với tiếng Anh, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Tìm môi trường học hứng thú
Môi trường học cởi mở, độ tương tác cao cũng giúp bạn có thêm động lực đến lớp. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ thầy cô, trợ giảng rất cần thiết để bạn cải thiện trình độ ngoại ngữ. "Khi cần sự giúp đỡ, hãy chủ động đặt vấn đề. Thầy cô sẽ luôn sẵn sàng để giúp bạn tiến bộ", thầy Alister chia sẻ.

Ngoài ra, người đi làm nên chọn môi trường giao tiếp 100% tiếng Anh với nhiều hình thức học sinh động. Giao tiếp hoàn toàn bằng ngôn ngữ thứ 2 giúp bạn rút ngắn thời gian học cũng như có thêm điều kiện thực hành.

Lời khuyên của thầy cô sẽ giúp bạn mau tiến bộ. Sắp xếp lịch học hợp lý
Người đi làm thường khó chủ động sắp xếp lịch trình công việc. Tuy nhiên, nếu biết quản lý quỹ thời gian của mình và giữ được "kỷ luật" học tập, bạn vẫn có thể học tốt tiếng Anh dù bận rộn.

Gợi ý cho bạn là chia thời gian trống thành 3 phần. Trong đó, phần lớn dùng để tìm hiểu kiến thức, kỹ năng mới. Phần còn lại để thực hành các kỹ năng đã được học tại lớp hoặc tại các buổi học, thảo luận nhóm ngoại khoá, hay có thể là các câu lạc bộ tiếng Anh online. Cuối cùng, đừng quên cân đối thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Nguyên tắc dạy trẻ học từ vựng tiếng Anh (P2)


Cụ thể, mục tiêu của các em ở đây là 2 từ mới/ 1ngày. Khi hoàn thành mục tiêu, các em có thể ghi 2 từ mới mình đã học vào lịch ngày hôm đó và gạch chéo để báo hiệu là ngày đó đã qua và mình cũng đã làm xong phần việc học từ vựng của ngày đó.

Xem thêm: Tiếng Anh vui nhộn
5. Chu trình kiểm tra hàng tuần và tổng kiểm tra

Vào chủ nhật, cha mẹ kiểm tra 12 từ đã học được trong tuần và nên lưu ý để các em:

Phát âm thật to các từ để các em có thể ghi nhớ cách đọc các từ qua - cơ hàm và tâm trí của mình, và luyện sự tự tin.

Nếu các em cảm thấy không nhớ từ nào đó, thì hãy khuyên các em - vẽ từ đó ra giấy và viết  lại từ đó 1 lần nữa, đây là cách ghi nhớ hiệu quả bằng hình ảnh, trí tưởng tượng và tiềm thức.

Sau vài tháng, như bản kế hoạch thời gian, cha mẹ sẽ tổng kiểm tra toàn bộ số từ vựng học được.

Cuộc tổng kiểm tra này nên diễn ra vào mỗi thứ bảy và chủ nhật - liên tiếptrong vòng một tháng, đến khi các em nhuần nhuyễn và trôi chảy nghĩa và cách phát âm của các từ vựng.

6. Sử dụng từ vựng

Để có thể vận dụng khối từ vựng vừa học vào tiếng Anh giao tiếp hàng ngày:

Cha mẹ lại tiến hành một chu trình kiểm tra khác để các em có thể thuộc và phát âm được các câu trôi chảy.

Khi kiểm tra, các em nên phát âm thật to các câu, nếu quên cách đọc thì sẽ phải diễn tả câu đó qua nét vẽ, phát âm lại và viết lại ra giấy.

Học đến đâu chắc đến đó, một ít mỗi ngày, để tạo đà tiến bộ bền vững.

Ngữ pháp vào thời điểm này chưa là trọng điểm vì khả năng các em quên và không hiểu ngữ pháp là rất cao - mà việc luyện cơ hàm, luyện phát âm và nhớ nghĩa của các từ qua hình ảnh và sự hình dung là trọng điểm.

Cha mẹ có thể cho các em học ở một cấp độ cao hơn là học qua các mẩu chuyện ngắn:

Cha mẹ nên thâu các mẩu chuyện ra đĩa cho các em học đi học lại - để hạn chế  việc các em dùng Internet vào những mục đích khác.

Học mỗi mẩu chuyện nhuần nhuyễn và kiểm tra nhiều lần cho đến khi các em đọc thuộc trôi chảy mẩu chuyện đó.

Hãy chọn những mẩu chuyện phù hợp với sở thích của các em để các em có nhiều hứng thú hơn trong học tập.

Hiện tại có nhiều trang dạy tiếng Anh cho trẻ em qua những mẩu truyện ngắn hết sức thú vị giúp cha mẹ có thể hướng dẫn các bé học tại nhà hoặc có thể cho một nhóm các bé học tại nơi cắm trại, sinh hoạt hè,...

Học tiếng Anh qua chuyện kể (như phim hoạt hình hoặc truyện tranh) giúp trẻ nhớ lâu hơn và ham mê học hơn

7. Học kĩ năng sống và đạo đức

Song song với việc học tiếng Anh hội nhập hiện đại, việc học kĩ năng sống và đạo đức truyền thống căn bản cũng là điều rất quan trọng đối với các em nhỏ - vì trong giai đoạn này nhân cách của các em đang hình thành.


Cha mẹ có thể chọn mua những cuốn sách có tập hợp nhiều mẩu chuyện tấm gương đạo đức ngắn đơn giản dễ hiểu và chọn lọc ra những mẩu chuyện phù hợp - và kể cho các em đều đặn mỗi  ngày một chút, như mưa dầm thấm lâu.

8. Tư duy khi học

Mỗi ngày học một ít nhưng bền vững, đều đặn, thú vị và không bỏ cuộc là những yếu tố tạo nên nền tảng tiếng Anh giao tiếp vững chắc, kĩ năng sống và đạo đức truyền thống cho các em. Cứ mỗi chút ít các em học được hàng ngày- là một hạt giống tốt được nảy mầm trong tiềm thức của các em.

Sự tiến bộ dần dần và lớn lên của hạt giống này sẽ tạo động lực cho các em học tiếng Anh càng hăng say hơn, trở nên ngoan hơn và bước từng bước đến ánh sáng thành công trong sự dẫn dắt, quan tâm và tình thương của cha mẹ và thầy cô.

Thú vị về ngón tay cái trong tiếng Anh (P2)


Thumb one’s nose

Đặt một ngón tay cái vào mũi và mở rộng các ngón tay được xem là cử chỉ xúc phạm, tỏ thái độ khinh bỉ. Cử chỉ này cũng tương tự cocking a snook (hếch mũi xem thường).

Xem thêm: Tiếng Anh vui nhộn
Bite one’s thumb

Bite your thumb at someone là một cử chỉ khác, giống như cắn ngón tay cái từ dưới hàm răng trên, theo giải thích từ sách Norton Shakespeare. Đây là chi tiết đáng nhớ trong Romeo và Juliet của Shakespeare, khi Samson - người phục vụ nhà Capulet khéo léo chế giễu Montague: "No, sir, I do not bite my thumb at you, sir, but I bite my thumb, sir". Hành động này thể hiện thái độ không tôn trọng, nhạo báng người kia.

Twiddle the thumb

Cụm từ này mang nghĩa đen là xoay ngón tay cái, có nghĩa rất nhàn rỗi, đang không có việc gì để làm, được phát hiện sử dụng từ năm 1846.

Thumb a ride

Từ khoảng năm 1932, người ta dùng cụm từ "thumb a ride" nhằm chỉ việc vẫy xe xin quá giang. Ở nhiều nơi, người ta đứng giữa đường, giơ cánh tay và bật ngón tay cái lên.

Stick out like a sore thumb

Cụm từ này có nghĩa rất nổi bật, đập ngay vào mặt (như một ngón tay cái đau nhức), có nguồn gốc từ năm 1936.

Under the thumb

Bạn nói "under someone's thumb" khi muốn chỉ việc hoàn toàn bị ai đó kiểm soát (under someone's control). Văn bản sử dụng cách nói này sớm nhất được tìm thấy là từ năm 1753.

Sử dụng từ điển tích hợp nhiều tính năng

Trước thực trạng khả năng đọc hiểu tiếng Anh của đa số học sinh còn hạn chế, các giáo viên thường khuyên các em nên sử dụng từ điển có hình ảnh minh họa đi kèm phần giải thích các định nghĩa, khái niệm và từ hay cụm từ để giúp cách dùng từ chính xác hơn.

Xem thêm: Tiếng Anh vui nhộn
Mới đây, NXB Đại học Sư phạm TPHCM đã phát hành quyển Từ điển Anh – Anh – Việt Macmillan dành cho học sinh trung học (Macmillan School Dictionary), được xem là nguồn học liệu hoàn toàn mới dành cho học sinh học các môn thông qua ngôn ngữ trung gian là tiếng Anh.

Các thông tin trong từ điển được cập nhật, nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của người đang học các môn học khác nhau trong chương trình học và chuẩn bị cho các kỳ thi.

Điều độc đáo của từ điển Macmillan School Dictionary là tập hợp từ các chương trình giảng dạy được dùng làm ngữ liệu, cơ sở dữ liệu 20 triệu từ, chứa hàng trăm bộ sách giáo khoa và được tư vấn bởi các giáo viên giàu kinh nghiệm, các tác giả sách giáo khoa, các nhà thiết kế chương trình giảng dạy, nhà giáo dục.

Bên cạnh đó còn giữ nguyên phần giải thích nghĩa gốc tiếng Anh (Anh - Anh) giúp người học hiểu đầy đủ hơn, tránh để các em phải tự dịch lấy, dễ bị sai sót và thiếu thông tin từ bản gốc.

Cuốn sách được thiết kế mỹ thuật, trình bày chữ nghĩa rõ ràng, đặc biệt là có thêm hình ảnh minh họa rõ nét, có cả màu sắc nhẹ nhàng, tạo cảm giác dễ chịu và lôi cuốn.

Bên cạnh đó là phần chú thích giúp phát triển vốn từ vựng và tránh các lỗi thường gặp trong tiếng Anh, là những hình ảnh và biểu đồ minh họa cho đối tượng từ thực vật, động vật và các lĩnh vực khoa học, và còn có cả phần rèn luyện các kỹ năng viết luận, báo cáo thí nghiệm.