Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Giúp con hứng thú hơn với ngôn ngữ mới







Việc học tiếng Anh trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi. Không chỉ tăng cao về nhu cầu, phụ huynh cũng nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ này nên cho trẻ em tiếp xúc từ sớm. Trẻ vì thế được học trong môi trường tiếng Anh toàn diện.

Xem thêm: English 4 Fun
Để giúp con hứng thú hơn với ngôn ngữ mới, nhiều phụ huynh áp dụng phương pháp học tiếng Anh qua truyện tranh. Ngoài học ngôn ngữ, các em còn rèn thói quen tự học, tự đọc sách và phát triển tư duy logic, tích lũy vốn kiến thức đời sống, xã hội.

Ngoài những trang sách truyền thống, nhờ sự phát triển của công nghệ, những câu chuyện với hình ảnh minh họa tĩnh lặng trở nên sống động, hấp dẫn hơn về mặt hình thức, phù hợp với sở thích của trẻ.

Anh Đào Xuân Hoàng - người sáng lập chương trình học tiếng Anh qua truyện tranh tương tác Monkey Stories cho biết, ứng dụng ra đời với mong muốn tạo môi trường học ngoại ngữ tự nhiên nhất dành cho trẻ. Anh cùng nhóm cộng sự đã tạo ra những bộ truyện có tính năng đặc biệt, giúp trẻ hình thành thói quen học chủ động.

Thành công với Monkey Junior, anh Đào Xuân Hoàng tiếp tục ứng dụng công nghệ vào phương pháp học tiếng Anh qua truyện.

Theo anh Hoàng, Monkey Stories được xây dựng với nhiều tính năng giúp hoàn thiện quá trình học tiếng Anh ở trẻ nhỏ. Nội dung mỗi truyện được chính những chuyên gia Mỹ biên soạn và phía Việt Nam biên tập, kiểm duyệt nhiều lần. Trong quá trình kể truyện, nếu cảm thấy hứng thú với bất kỳ nhân vật hay vật thể nào, trẻ có thể tương tác và chương trình sẽ tự động phát âm, diễn hoạt để trẻ hiểu. Cuối mỗi truyện là các minigame ôn tập, vừa có tác dụng ghi nhớ kiến thức, vừa như một phần thưởng tạo sự hứng thú khi học.

Hiện tại, số đầu truyện của Monkey Stories đã lên gần con số 500. Ứng dụng sẽ liên tục cập nhật và chia theo từng chủ đề giúp cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ lựa chọn theo sở thích.

Dù là truyện về khoa học đời sống hay cổ tích kỳ ảo những hình ảnh được thiết kế theo phong cách hoạt hình, âm thanh sống động, phát âm chuẩn và giọng đọc gần gũi tạo được thiện cảm và sự hứng thú cho người dùng nhỏ tuổi. Phụ huynh có thể cài đặt ứng dụng ngày trên điện thoại để trẻ có thể bắt đầu bài học bất kỳ đâu.

Giáo viên bản ngữ sẽ giúp bạn nói tốt tiếng Anh







Có một số nguyên nhân khiến bạn thiếu động lực bắt đầu và duy trì học tiếng Anh. Đầu tiên là suy nghĩ phải học, phải giỏi tiếng Anh thay vì "muốn" và "thích" học. Thứ hai, bạn đặt kì vọng chưa đúng với năng lực và mục tiêu khiến dễ nản và dễ bỏ cuộc.






Xem thêm: English 4 Fun
Nguyên nhân thứ ba rất phổ biến đối với người bận rộn đó là chưa ưu tiên học tiếng Anh trong quỹ thời gian bận rộn của mình. Vì khó chủ động thời gian, bạn thường dễ có xu hướng gác lại việc học để làm những việc cần kíp khác. Khi bỏ lớp, việc học gián đoạn, tiến độ không như ý, bạn lại dễ nản và áp lực hơn.

Bạn có thể áp dụng 3 lời khuyên sau để lấy lại động lực học tiếng Anh và hoàn thành mục tiêu đề ra:

Tìm môi trường học khiến bạn hứng thú

Theo thầy Alister Light - giảng viên tiếng Anh cao cấp, bạn sẽ có thêm đông lực đến lớp học tiếng Anh nếu như tìm được môi trường học khiến bạn hứng thú.

Đó là môi trường giao tiếp 100% tiếng Anh. Tại đây, bạn sẽ được thực hành tiếng Anh trong mọi hoạt động như đang sống tại đất nước mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Từ đó, việc học tiếng Anh sẽ linh hoạt, tự nhiên và "dễ thở" hơn. Do đó, nếu ban đầu bạn có cảm thấy bỡ ngỡ hay lo lắng khi học trong môi trường 100% bản ngữ, hãy tin rằng đây là môi trường tốt và hứng thú để bạn phát triển khả năng tiếng Anh của mình.

Môi trường học sử dụng hoàn toàn tiếng Anh, để kích thích kĩ năng và phản xạ giao tiếp.
Môi trường ấy bao gồm cả giáo viên bản ngữ tận tình, bạn học cùng trình độ cùng sự trợ giúp của đội ngũ trợ giảng nhiệt huyết. Giáo viên bản ngữ sẽ giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên và tự tin hơn. Bạn sẽ không bị áp lực học tập vì luôn nhận được trợ giúp từ trợ giảng riêng. Ngoài ra, bạn học cùng trình độ cũng giúp dễ dàng hoà nhập và không bị ảnh hưởng tiến độ học.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Cho trẻ tiếp cận tiếng Anh từ sớm như thế nào?


Sử dụng tiếng Anh nhưng không bắt buộc trẻ sử dụng theo

Nếu một đứa trẻ bị buộc phải trả lời bằng ngôn ngữ thứ hai, chúng sẽ gặp khó khăn và có thể trở nên dễ thất vọng. Bạn có thể sử dụng tiếng Anh với con cái của bạn mà không đặt áp lực chúng phải trả lời bằng tiếng Anh. Bố mẹ có thể tạo một lop hoc tieng anh tại nhà và khuyến khích con trao đổi với bố mẹ bằng tiếng anh.

Bạn có thể sử dụng những câu đơn giản như “Let’s go” - “Đi nào con”, “Give me the apple, please” - “Con lấy giúp bố/ mẹ quả táo với”.

Hãy sử dụng những lời khen như "Good job!", “Well done!” - “Con làm tốt lắm!”

Ngoài ra, bạn có thể hỏi những câu đơn giản để trẻ có thể dễ dàng trả lời như: “Which shirt do you want to wear?” - "Con muốn mặc áo màu nào?" trong khi cầm 2 cái áo cho bé lựa chọn, “Do you like spaghetti?” - "Con có thích ăn spaghetti không?" hoặc “Where are your shoes?” - "Giày của con ở đâu?".

Cho con bạn tiếp cận tiếng Anh

Ngoài việc tham gia các lop hoc tieng anh, Nên nhớ rằng đầu vào là điều rất cần thiết đối với việc dạy tiếng Anh cho một đứa trẻ tại nhà. Bạn nên biết được trẻ của bạn thích xem hoặc nghe phim, nhạc tiếng Anh nào để chúng tận hưởng theo cách riêng mà không cảm thấy áp lực.

Đôi khi các bậc cha mẹ có kì vọng thiếu thực tế đối với khả năng học tiếng Anh của con mình. Hầu như tất cả những người học ngoại ngữ đều trải qua “giai đoạn im lặng” trước khi bắt đầu tự có những “sản phẩm ngôn ngữ” của mình. Đối với một đứa trẻ, “giai đoạn im lặng” có thể ngắn hoặc dài tùy thuộc vào khả năng của chúng.

Chú ý vào những điểm tích cực

Học một ngôn ngữ thứ hai nên là một kinh nghiệm tích cực. Hãy nhớ rằng đây không phải là một cuộc đua. Nếu bạn gây sự chú ý của trẻ với tiếng Anh thường xuyên bằng những cách vui nhộn, chúng sẽ tiến bộ khá nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn thúc đẩy quá nhiều, việc này sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực. Hãy để trẻ của bạn thấy những điểm tích cực trong việc học tiếng Anh, sự thú vị của những khoa hoc tieng anh chứ đừng để chúng thấy đó là việc quá phi thường và sợ hãi khi tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai này.

Xem thêm tại : English 4 fun

Bí quyết luyện tiếng Anh tại nhà cho trẻ

Việc học tiếng Anh ngày càng được nhiều bậc cha mẹ chú trọng muốn bồi dưỡng thêm cho con mình ngoài các môn học văn hóa khác. Đứng trước một ngôn ngữ mới mẻ, làm thế nào để trẻ tiếp thu và học tốt? Nên chọn chương trình học tiếng anh như thế nào?


Đặt mục tiêu rõ ràng

Phụ huynh thường đặt cho con các mục tiêu như tự tin hay giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, những điều này thường không thể đo lường và được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Vì vậy, việc quan trọng là đặt ra những kế hoạch rõ ràng, có thể đo lường, qua đó học sinh và phụ huynh sẽ hiểu được mình cần làm gì trong suốt quá trình học.

Chẳng hạn nếu con đang theo một chương trình học tiếng anh và muốn sở hữu một chứng chỉ quốc tế như TOEFL Primary, bạn có thể đặt hạn mức trong 6 tháng con cần phải đạt được bao nhiêu điểm. Từ đó đưa ra các phương pháp học tập phù hợp.

Lên lộ trình sớm

Trong học tiếng Anh, việc bắt đầu càng sớm sẽ càng tốt cho trẻ. Với trẻ trong độ tuổi cấp 1, phụ huynh cần nắm rõ đặc điểm lứa tuổi và các giai đoạn học tập để giúp con lựa chọn phương pháp học hợp lý.

Lý tưởng nhất là con được tích lũy kỹ năng nghe và nói ở những năm đầu tiểu học. Tiếp đến là bắt đầu học ngữ pháp, phát triển vốn từ vựng phong phú ở giai đoạn 8-10 tuổi. Đây là thời điểm thích hợp để tiếp nhận các kiến thức học thuật. Nhận thức của trẻ lúc này đã phần nào đủ để hiểu những giải thích về lý thuyết ngữ pháp cơ bản từ giáo viên và vận dụng vào ngôn ngữ mà trẻ sử dụng. Có khá nhiều khóa học tiếng anh dạy cho trẻ những kỹ năng này.

Nếu được học ngay từ lứa tuổi tiểu học với đúng phương pháp, các em sẽ nắm bắt rất nhanh và dễ dàng nâng cao trình độ của mình ở các cấp học cao hơn.

Xem thêm tại: English 4 fun

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Tiếng anh tiểu học - nỗi khó của phụ huynh

Khác với thời trước, hiện nay trẻ em được học tiếng anh từ rất sớm. Khi vừa bước chân vào mái trường tiểu học, các bạn đồng trang lứa đã được làm quen tiếng anh từ trước, khiến con bạn cảm thấy bỡ ngỡ và tự ti so với các bạn bè. Vậy là phụ huynh, chúng ta nên làm gì?

Xem thêm: English 4 Fun

Trước đây, khi học cấp 3 tôi mới được học ngoại ngữ. Còn bây giờ con được học tiếng Anh ngay từ năm lớp 3. Đây là điều tôi vô cùng phấn khởi. Học tiếng Anh sớm không những giúp các em trở nên tự tin, mạnh dạn hơn mà còn nâng cao được rất nhiều kỹ năng giao tiếp trong đời sống hàng ngày.
Tuy nhiên, phương pháp dạy học tiếng Anh bây giờ cũng gây ra nhiều tranh cãi đối với các bậc phụ huynh. Đối với học sinh, lần đầu được tiếp xúc với bộ môn mới mẻ này các em không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Nếu như một số em có năng khiếu, hay một số em nhà có điều kiện được học ở các trung tâm thì không nói làm gì. Còn lại đa phần các em chỉ học trên lớp (4 tiết/tuần). Thầy cô giảng gì thì nghe đó. Lớp học thì đông mà băng đĩa đôi khi lại kém chất lượng. Chính vì vậy khả năng nghe, nói của các em học còn hạn chế.
Thế nhưng, cách xếp loại của học sinh tiểu học thì lại liên quan đến môn này. Theo Thông tư 30 thì học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập rèn luyện (đạt mức A, tức là các bài kiểm tra định kỳ đạt 9 điểm trở lên). Trong khi đó các môn bị khống chế là Toán, tiếng Việt và tiếng Anh. Ba môn này phải đạt từ điểm 9 trở lên. Rất nhiều em đạt được điểm tuyệt đối hai môn Toán, tiếng Việt nhưng do bị khống chế môn Anh văn (8 điểm) mà đành hạ xuống một bậc chỉ còn hoàn thành tốt các nội dung học tập rèn luyện. Điều này đã gây ra rất nhiều bức xúc cho phụ huynh học sinh.
Vì lí do này mà nhiều phụ huynh đành ngậm ngùi cho con học thêm. Tuy nhiên đâu phải gia đình nào cũng có điều kiện như vậy. Ngay từ đầu năm Đại hội cha mẹ học sinh là họ đã phản ứng vấn đề này. Họ mong muốn môn ngoại ngữ chỉ nên xếp theo tiêu chí đạt hoặc không đạt. Nếu giáo dục "cởi" được tiêu chí này sẽ đỡ biết bao hệ lụy cho học sinh bây giờ.
Cô Nguyễn Thị Hà ở huyện Châu Thành, Tây Ninh, có con gái là đang học lớp 5 tỏ ra khá bức xúc: “Theo tôi, học tiếng Anh rất tốt cho các em, nhưng đây thuộc môn năng khiếu, không thể bắt các em phải học giỏi được. Nếu Bộ giáo dục cứ xếp loại như thế thì rất thiệt cho các em”.
Ngay như con trai tôi cũng vậy. Cháu đang học lớp 5, cứ đến kì thi là cháu lại lo lắng sợ sệt vì không biết đợt thi này sẽ ra sao. Cháu bảo phần ngữ pháp thì cháu không sợ nhưng phần nghe thì cháu không tự tin lắm. Cả lớp cháu chỉ khoảng vài bạn là nghe được. Số còn lại đều không tự tin như thế. Do đó các cháu rất buồn và lo lắng khi thi môn tiếng Anh.

Nói tóm lại học sinh ở nông thôn thiệt thòi nhất khâu này. Nếu như học sinh ở thành phố, thị xã, thị trấn được học tiếng Anh từ nhỏ. Các em được học trực tuyến, học ở các trung tâm, thậm chí một số trường còn có giáo viên nước ngoài giảng dạy thì học sinh ở vùng nông thôn còn rất lạ lẫm. Các em mới chỉ bước đầu làm quen với bộ môn mới mẻ này. Do đó nếu cứ theo tiêu chí xếp loại thi đua như hiện giờ thì các em rất thiệt thòi. Bên cạnh đó, khi tuyển sinh vào lớp 10, các em phải thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, tiếng Anh. Khỏi phải nói chắc mọi người đều biết đến sự chênh lệch lớn thế nào.

Chọn chương trình học tiếng anh nào cho con? (P2)

Như đã nói ở phần 1, để sử dụng tiếng Anh thành thạo, con cần được trang bị vốn kiến thức và văn hoá bằng tiếng Anh. Bạn nên khuyến khích con tích cực đọc và xem các văn hoá phẩm bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Sở dĩ ở các nước Bắc Âu trẻ em có thể nói được tiếng Anh thành thạo, vì ngay từ bé, các em đã được xem các chương trình truyền hình bằng tiếng Anh. Điều đặc biệt là những chương trình này chỉ có phụ đề bằng tiếng mẹ đẻ chứ không lồng tiếng như ở Việt Nam.
Xem thêm: English 4 Fun
Nếu ở lớp học tiếng Anh của con có các thầy cô giáo bản địa với kiến thức đa văn hoá phong phú thì nên khuyến khích con đặt nhiều câu hỏi cho thầy cô, qua đó vừa tăng khả năng nghe hiểu tiếng Anh, vừa thêm các kiến thức và từ vựng về các vấn đề liên quan.
Con cần có khả năng tư duy bằng tiếng Anh
Đây có lẽ là yếu tố khó nhất nhưng cũng là biểu hiện rõ nhất của việc con có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo như người bản địa. Khi con đã biết sử dụng tiếng Anh trong những tình huống khác nhau, đã có vốn kiến thức phong phú được tiếp nhận qua tiếng Anh thì việc tư duy bằng ngôn ngữ này sẽ đến rất tự nhiên.
Khi đã tư duy tốt bằng tiếng Anh, đồng thời được trau dồi các kỹ năng mềm thì con sẽ có thể tự tin thuyết trình, tranh luận cùng với bạn bè về những chủ đề như sự nóng lên của toàn cầu, sự phân hoá giàu nghèo hay triết học phương Đông. Con cũng sẽ biết tự đọc sách và mở mang tri thức bằng tiếng Anh, từ đó rèn luyện để tư duy thêm thấu đáo và sắc sảo.

Tự tin thuyết trình và tranh luận bằng tiếng Anh là một trong những biểu hiện của việc con sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Tự tin thuyết trình và tranh luận bằng tiếng Anh là một trong những biểu hiện của việc con sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Lúc này chính là lúc con đã thật sự giỏi tiếng Anh và có thể tự tin để có thể theo học trong bất kỳ môi trường quốc tế nào và trở thành một công dân toàn cầu.
Kết
Để con có thể sử dụng tiếng Anh như người bản địa thì con không chỉ cần học tiếng Anh mà còn cần rèn luyện rất nhiều kỹ năng khác. Nếu cha mẹ thấy con chưa tự tin sử dụng tiếng Anh thì đừng vội trách con không chịu học, có thể lý do chỉ là là con chưa được học đúng cách.
Cha mẹ hãy tìm những lớp học tiếng Anh phù hợp hơn, giúp trang bị cho con những kỹ năng và kiến thức cần thiết để con có thể tự tin sử dụng ngôn ngữ này.

Cần thận trọng trước khi chọn trung tâm ngoại ngữ (P.2)

Các trung tâm làm gì để tìm kiếm học viên?

Việc học tại trung tâm nhiều khi được cũng chằng bù mất, số học viên thì có hạn mà trung tâm ngày nhiều hơn. Để thu hút học viên nhiều trung tâm đã có những cách làm khác nhau.
Những trung tâm uy tín thì đầu tư làm các tài liệu, clip, video hướng dẫn học tiếng Ạnh. Đăng ký kênh youtube, trang web riêng. Các tài liệu này hầu hết đều miễn phí và cho phép tải về máy.
Tùy vào điều kiện và khả năng của từng người mà có thể chọn các nội dung phù hợp, ngoài ra các video còn có thể xem lại dễ dàng cho người học.
Những thay đổi trên đã góp phần hạn chế của việc học tập trung. Học viên căn cứ vào chất lượng các video có thể biết được chất lượng của trung tâm này.
Một số trung tâm thì lại đầu tư vào các mối quan hệ, họ liên kết với các Sở, Phòng giáo dục hoặc nhà trường.
Các đơn vị này sẽ đưa học viên đến trung tâm bằng những mệnh lệnh, trên tinh thần viết đơn tự nguyện của từng em.
Trung tâm sẽ trích hoa hồng trên mỗi học viên lại cho đơn vị giới thiệu. Vì phải tăng chi phí nên việc đầu tư lại cho chất lượng giảng dạy tại các trung tâm này sẽ kém hiệu quả đi.

Để học tốt tiếng Anh cần làm gì?

Đó là tinh thần tự học, tự vượt qua sự trì hoãn của bản thân, là cường độ học tập đều đặn, học bốn tiếng mỗi ngày trong hai tuần tốt hơn là một tiếng mỗi ngày trong hai tháng.
Việc học theo kiểu một kèm một, như nói chuyện với du khách, bố hoặc mẹ dạy con, gia sư kèm cặp riêng trong ba tháng,… nói chung đều có tác dụng tốt.
Không gì hiệu quả hơn bằng việc chính người học phải tự học và cố gắng trau dồi kiến thức mỗi ngày.
Jack Ma – ông chủ của Alibaba, khi còn nhỏ đã rất chủ động học tiếng Anh, ông thường đạp xe hàng tiếng đồng hồ để đến trung tâm Hàng Châu, chờ trước khách sạn của du khách để bắt chuyện và dẫn họ đi tour.
Vậy nên tiếng Anh là phương tiện, là hành trang tốt để hội nhập quốc tế, mọi người hãy cân nhắc cách thức học hợp lý cho bản thân cũng như con em mình.

Tìm hiểu thêm tại: English Corner

Làm sao để trẻ học tốt tiếng Anh? (P.2)


Một trong những hoạt động tương tác giúp bé làm quen với tiếng Anh hiệu quả chính là đọc sách song ngữ cùng con. Cha mẹ thành thạo ngoại ngữ có thể đọc trực tiếp cho con nghe mỗi ngày, cùng con sáng tạo ra câu chuyện của riêng mình, cùng con vẽ những nhân vật, hình ảnh minh họa cho câu chuyện. Hãy để con tự lên ý tưởng, còn bố mẹ chỉ là người đồng hành, thưởng thức sự sáng tạo này của con. Nếu bé làm tốt, đừng ngại dành cho con những lời khen có cánh.

Bố mẹ không giỏi ngoại ngữ, nếu có điều kiện, hãy tham gia khóa học dành cho người lớn để hỗ trợ con. Khi điều kiện chưa cho phép, hãy mở những video, bài hát "chuẩn" và tương tác với con như múa, đọc sách, chơi cùng con. Có sự kiên trì và nỗ lực thì không có gì là không thể.

Về việc chọn sách cho con, cô Minh gợi ý những cuốn sách có hình ảnh đẹp, tươi sáng, hình minh họa màu sắc, dễ thương, số lượng từ vừa phải. Bố mẹ có thể chọn sách theo từng chủ đề, vừa cho bé làm quen các từ vựng qua sách vừa trải nghiệm thực tế. Ví dụ, khi bé đang học từ vựng về rau, củ quả, bố mẹ đưa bé đi chợ hãy yêu cầu con tìm loại rau, củ quả đó... Hay gọi tên các phương tiện giao thông lúc đi trên đường...

Vui chơi và học hỏi là nhu cầu tự nhiên của mọi đứa trẻ, chính vì thế, khi bố mẹ thực sự dành thời gian chất lượng cho con mỗi ngày để hiểu cá tính, sở thích, mong muốn của con thì không chỉ riêng việc học tiếng Anh mà trong các vấn đề khác liên quan đến con, bố mẹ cũng có thể tìm ra một "bài toán" phù hợp để đồng hành cùng con.

Tìm hiểu tại: English Corner