Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Trung tâm tiếng anh Hà Nội: nổ lực của một cô gái trẻ (P2)


Ngoài sự lớn mạnh của trung tâm do chính tay Nguyệt Minh xây dựng, nỗ lực của cô gái 9X còn được đền đáp bằng suất học bổng danh giá do Chính phủ Anh trao tặng.

Xem thêm: English 4 Fun

Nhờ nỗ lực hết mình và tinh thần dám thử thách, Nguyệt Minh (cô gái ở giữa) có cơ hội tham gia nhiều chương trình giao lưu quốc tế.


Trải qua vòng duyệt hồ sơ và vòng phỏng vấn khắt khe, Minh là một trong 21 học giả Việt Nam giành học bổng Chevening năm nay và sẽ học thạc sĩ ngành Quản trị Giáo dục tại ĐH Warwick, top 7 trường tốt nhất ở Anh.

Quyết định du học cũng không dễ dàng đối với cô. Một mặt, sự phát triển của trung tâm yêu cầu Minh phải học chuyên sâu để đủ kiến thức quản lý thay vì chỉ dựa vào kinh nghiệm từ tích lũy và được người đi trước truyền dạy như trước đây.

Mặt khác, việc Minh rời Việt Nam trong một năm cũng ảnh hưởng tới hoạt động của trung tâm. Sau khi suy xét, Nguyệt Minh nộp hồ sơ ứng tuyển và bắt đầu chuẩn bị về giáo trình lẫn đào tạo đội ngũ nhân viên.

Cô xác định một năm học tập tại Anh chắc chắn sẽ vất vả khi vừa phải cố gắng hấp thụ kiến thức vừa dành thời gian để quản lý trung tâm từ xa. Minh tin tưởng bản thân sẽ sắp xếp tốt. Đây đương nhiên không phải sự tự tin thái quá khi 9X đã làm rất tốt thời đại học.

Tiếng anh trung học: mẹo học (P2)

Ngoài ra có một số phần mềm mua sách, nghe mỗi khi làm việc bếp núc như rửa bát, nấu cơm. Mỗi ngày tôi nghe khoảng nửa tiếng đến một tiếng. Đặc điểm của audio book là đọc rõ, nghe từng chữ một, và thường xoay quanh những chủ đề mình quan tâm. Hiện tôi nghe về ethics - đạo đức học, cuốn sách đọc hết bảy tiếng, đang nghe lần thứ hai.

Xem thêm: English 4 Fun

Mỗi lần lái ôtô đưa vợ hay con đi học, tôi đều bật radio để vừa luyện nghe, vừa cập nhật tin tức, ý kiến, bình luận. Đặc thù của radio là không có hình nên nghe rất tập trung. Thú thực, tôi nghe hiểu chỉ khoảng 80%. Những bạn ở Việt Nam muốn nghe kiểu này có thể tìm app Michigan Radio để luyện, rất thú vị.

Nghe qua khóa học

Tôi đang theo khóa học về giáo dục (education) và marketing trên trang Edx. Trang này học miễn phí hoàn toàn, do nhiều giáo sư của các trường "xịn" dạy. Xem những video hướng dẫn của giáo sư về các vấn đề mình quan tâm là một cách luyện nghe. Cách này đặc biệt tốt với những bạn dự định du học Mỹ.

Luyện nghe luôn là một trong những thử thách lớn với người học tiếng Anh. Thời luyện nghe sách giáo trình có lẽ sắp trôi qua vì giờ có nhiều nguồn tài liệu hữu ích hơn.

Nếu để ý, các bạn sẽ thấy bốn nguồn tài liệu nghe thì có ba nguồn không chỉ giúp mình luyện nghe, mà còn mở mang đầu óc, phục vụ cho công việc. Nghe phim mặc dù không giúp học được nhiều, nhưng giúp thư giãn rất tốt và luyện "thực chiến". Hy vọng tới cuối năm 2018, tôi sẽ đạt mục tiêu "listen like Americans" và chúc các bạn năm mới nhiều thành công.

Khởi động với lớp học tiếng Anh trong năm mới (P2)



Để duy trì việc học tiếng Anh thường xuyên, mỗi ngày chỉ dành một khoảng thời gian ngắn để học. Việc có thể duy trì tốt việc học tiếng Anh, bạn cần có sự tích lũy dài hạn chứ một phải một thời điểm, một thời khắc.

Xem thêm: English 4 Fun

Đầu tiên, hãy nhớ lại mục đích vì sao bạn học tiếng Anh. Thứ hai, hãy nghĩ đến những kết quả vốn tiếng Anh tự tin đem lại cho mình. Đây chính là động lực để giúp bạn theo đuổi mục tiêu học tiếng Anh dù bận rộn hay thời gian khó chủ động vào đầu năm.

Tiếp đến, đừng bao giờ để suy nghĩ rằng năm hay tháng sau học vẫn chưa muộn. Chính suy nghĩ này sẽ khiến bạn khó duy trì kỉ luật và nhịp học tiếng Anh thường xuyên. Mỗi khi rơi vào tâm lý này, hãy nhớ rằng thời gian không chờ đợi ai, và để đạt được những mục tiêu của mình, bạn cần hành động ngay.

Duy trì niềm vui thích với tiếng Anh

Một thực tế thường thấy khi học tiếng Anh là chúng ta thường học với tâm lý "phải học", "học để không bị lạc hậu"... Chính hướng suy nghĩ này làm cho việc học tiếng Anh trở nên nặng nề, áp lực.

Thực tế, khi bạn thoải mái và yêu thích tiếng Anh, bạn học hiệu quả hơn. Có một số cách để tạo ra sự vui thích với tiếng Anh đó là tìm môi trường học khiến bạn thấy hứng thú. Bên cạnh đó, hãy học cùng với người bạn cùng trình độ đăng ký học cùng, bạn sẽ có thêm nhiều động lực đến lớp, hoặc sẽ hứng thú khi tự học ở nhà, hay tham gia các lớp ngoại khoá tiếng Anh cùng nhau.

Ngoài ra, bạn tìm các giáo trình học mang tính tương tác nhiều, các bài học dạng sitcom (phim ngắn để học tiếng Anh), các trò chơi hay các chương trình, hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng mềm bằng tiếng Anh để tham gia. Những hình thức này giúp bạn yêu thích việc học tiếng Anh hơn.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Tiếng Anh cho trẻ nhỏ - Phương pháp học hiệu quả cùng bố mẹ (P.2)

Ở sân bay, có một cậu bé chừng 5 tuổi hễ gặp cái gì cũng hỏi "what is it?" và được người bố đi cạnh trả lời "it's a chair", "it's a fan"..., khiến hành khách ai nấy không khỏi ngạc nhiên.
Đó là cách mà anh Trung dạy tiếng Anh cho con theo hướng dẫn trong một cuốn cẩm nang.

Người cha cho biết, ngày nào cũng vậy, buổi sáng trước khi bé Bo (5 tuổi) thức dậy và ban đêm trước khi lên giường đi ngủ, anh đều bật bản tin tiếng Anh đài VOA cho con nghe. Theo lý giải của anh, mặc dù cháu còn nhỏ chưa hiểu nhưng cứ cho bé nghe tiếng Anh như thế sẽ đi vào tiềm thức, giúp bé sau này học ngoại ngữ dễ dàng hơn.

Cho rằng học ngoại ngữ là phải theo đúng quy trình "nghe - nói - đọc - viết" nên chị Kiều (quận Bình Thạnh) thường mở nhạc tiếng Anh cho bé Kim nghe từ khi mới lọt lòng. Đến khi con lớn lên, chị còn mua thêm đĩa phim hoạt hình có phụ đề hoặc mở kênh phim hoạt hình tiếng Anh cho bé xem.

Thỉnh thoảng cả nhà có dịp đi sở thú, vợ chồng chị lại chỉ cho con gái nhận diện các con vật và gọi tên tiếng Anh như thế nào. Nhờ vậy mà từ năm 5 tuổi, dù chưa học ngoại ngữ bé Kim đã biết đếm số tiếng Anh từ 1 đến 100, hát được vài bài tiếng Anh và biết gọi tên một số con vật như: hổ (tiger), thỏ (rabbit), kiến (ant), mèo (cat)...

Mỗi lần đi đến đâu, bé Kim tỏ ra thích thú khi được giới thiệu hát tiếng Anh cho mọi người nghe. Mấy hôm trước, trong bữa tiệc mừng thọ ông bà nội, cô bé tự tin cất cao giọng phát âm rành rõi từng từ trong bài hát tập đếm "One, two, three, four, five, six, seven..." và được mọi người vỗ tay tán thưởng.

Ngồi vỗ nhịp tay theo lời con hát, chị Kiều hãnh diện kể: "Bài hát này ngày nào tôi cũng mở cho cháu nghe từ năm 2 tuổi đến giờ. Trẻ con học ngoại ngữ nhạy hơn người lớn mình nhiều. Tôi cũng hỏi một số bạn bè làm giáo viên thì họ bảo việc nghe tiếng Anh mặc dù các cháu còn nhỏ không hiểu nhưng cứ để bé nghe rồi từ từ mới cho học nói - đọc - viết là tốt nhất".

Hiện nay trên một số diễn đàn mạng, các bậc phụ huynh cũng chia sẻ kinh nghiệm dạy tiếng Anh cho trẻ ở nhà khá phong phú. Như thành viên có nick name Tuan Linh kể: "Nghe một số người bạn giới thiệu, ban đầu tôi cho bé học từ vựng theo quyển Let's go. Chỉ học một hai từ thôi, sau đó tôi và cháu chơi trò hỏi đáp qua lại, tôi nói tiếng Anh bé đáp tiếng Việt và ngược lại. Làm như thế bé mau nhớ lắm. Thấy con thích hát, tôi cũng mở bài hát tiếng Anh cho cháu nghe đi nghe lại rồi hát theo".
Ngoài những cách cơ bản như cho trẻ nghe nhạc, xem phim hoạt hình phụ đề bằng tiếng Anh... phụ huynh có thể tham khảo thêm phương pháp "Hi! BO" (tức là dạy ngoại ngữ lồng ghép trò chơi và giáo dục kỹ năng sống). Tùy theo từng độ tuổi của trẻ mà dạy những từ ngữ từ dễ đến khó.

Cụ thể thầy Dũng gợi ý một số trường hợp như sau:
- Dạy bé tự bảo vệ bản thân: Khi thấy lửa (tiếng Anh là fire), bé phải biết dùng các dụng cụ dập lửa như nước (water), cát (sand) hoặc bình cứu hỏa (fire extinguisher)...

- Làm sao để nhận diện người lạ (stranger), khi có người lạ đến nhà hỏi thăm hoặc đến trường đón về bé phải làm thế nào…

- Nấu đồ ăn cần có những vật dụng, nguyên liệu nào. Ví dụ như: nồi cơm điện (cooker), muối (salt), đường (sugar)...

Xem thêm tại: English 4 Fun

12 điều khiến bạn muốn trở thành Công dân toàn cầu ngay hôm nay! (P.2)

Thứ bảy, muốn tồn tại như những người thành công trước chúng ta đã từng tồn tại thì ta phải học tập và lao động ứng dụng ngay những gì có thể từ việc học ra cuộc sống.

Đừng ôm khư khư lý thuyết suông và vỗ ngực ta là ai làm gì. Hãy nói "tôi có thể" và hãy tự mình chứng minh điều đó mà không cần ai phải nhắc, khi đó ta sẽ trưởng thành và các doanh nghiệp, các công ty sẽ rất cần những con người như vậy, bởi vì họ đã “dám”. Bên cạnh đó, hãy dám làm, dám chịu và tự nhận trách nhiệm không thuộc về người khác.

Thứ tám, bạn nên chọn cho mình một ngoại ngữ, nơi mà bạn muốn đặt chân đến và theo đuổi ngoại ngữ ở đất nước đó, không nhất thiết phải là tiếng Anh (nếu bạn không thích nó).

Thứ chín, thực chất nếu ta tìm hiểu đôi chút về tiềm năng con người thì chúng ta sẽ biết rằng khả năng của con người là vô tận. Ta sẽ nhận thấy thực chất người Việt mình cũng là một dân tộc rất kiên cường và xoay chuyển tình thế rất giỏi không thua gì trí tuệ người Do Thái.

Thứ mười, khi chúng ta đã lớn, hãy tự ý thức được nghĩa vụ của mình là gì và trước mắt mình có thể làm gì. Phải kiên trì và cố gắng luôn suy nghĩ tích cực, đừng trách móc mình bằng những suy nghĩ tiêu cực vì con người ai cũng có lúc như thế cả, đừng quá lo lắng về điều đó.

Thứ mười một, bạn cần giữ gìn sức khỏe và chạy bộ thường xuyên, tăng cường tập thể thao và ăn uống đủ chất, đồng thời uống nước ngay khi khát, đi vệ sinh ngay khi cần. Đây không phải là chuyện đùa, bởi tôi đã học được điều này từ chính thiên tài có thực của nhân loại chúng ta là Leonardo da Vinci, trong cuốn “Tư duy như thiên tài”.

Điều cuối cùng, tự tin vào bản thân sẽ quyết định tất cả. Cuộc hành trình khởi đầu bằng những bước chân chập chững, nhưng chỉ cần tin vào mục tiêu ở phía trước, bạn sẽ biết cách tự tìm ra cho mình cách giải quyết những vấn đề để đạt được thành công.

Xem thêm tại: English 4 Fun

Học giao tiếp tiếng Anh hiệu quả cần làm gì?

Để học giao tiếp hiệu quả mà không muốn lãng phí quá nhiều thời gian, bạn cần có phương pháp học đúng đắn và đi thẳng vào trọng tâm.

Tập suy nghĩ và diễn đạt mọi thứ bằng Tiếng Anh
Như đề cập ban đầu, việc học giỏi Tiếng Anh và việc nói lưu loát là 2 phạm trù khác nhau. Nhiều bạn cho biết dù nghe hiểu, nhưng khi đáp lại các bạn vẫn không tìm được từ phù hợp.

Trong những trường hợp này, hãy luyện tập cách suy nghĩ mẫu câu, từ loại thích hợp trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn như khi giao tiếp bằng Tiếng Việt, hãy chủ động phiên dịch câu nói đó sang Tiếng Anh, thường xuyên thực hiện và não bộ của bạn sẽ hình thành nên thói quen tìm từ Tiếng Anh nhanh chóng, giúp bạn khi giao tiếp không phải ngập ngừng, lúng túng. Não bộ con người khi được rèn luyện một kĩ năng nhất định đến thuần thục sẽ tự sinh ra phản xạ tốt hơn cho lần sau, chính vì vậy việc đọc các đoạn văn Tiếng Anh thường xuyên cũng giúp kĩ năng dịch của chúng ta được nhanh và tốt hơn.

Học phát âm đúng
Tiếng Anh cũng được chia ra nhiều ngữ điệu khác nhau như giọng Anh-Anh, Anh-Mỹ, Anh-Úc… Theo cách giảng dạy từ khi còn nhỏ, ta thường làm quen với cách phát âm của Anh-Mỹ hơn, mặc dù Anh-Anh sẽ có được ngữ điệu chuẩn mực hơn. Tuy vậy sự phổ biến của Anh-Mỹ cũng sẽ không ảnh hưởng đến năng lực ngoại ngữ của bạn, bạn có thể chọn dùng ngữ điệu Anh-Mỹ làm quen trước.

Cách luyện tập ngữ điệu thường bắt đầu từ cách phát âm các từ, các câu. Sau khi đã có được cách phát âm chuẩn, bạn bắt đầu làm quen với ngữ điệu của người bản xứ. Cách nói của người Anh/Mỹ thường có những tông lên, xuống trong câu, tạo nên sự tự nhiên cho câu nói. Quy tắc này trái ngược với ngữ điệu người Việt Nam, vì hệ thống ngữ pháp của chúng ta đã có sẵn các thanh dấu, do đó ngữ điệu thường khá ngang, và theo thói quen ta áp dụng điều này cho Tiếng Anh, gây nên tình trạng giao tiếp trở nên tồi tệ.

Bạn có thể học cách sử dụng ngữ điệu bằng cách học theo các mẫu băng hội thoại và bắt chước, xem phim Tiếng Anh và lặp lời các bài hát bằng Tiếng Anh. Có rất nhiều đoạn video, ghi âm hội thoại giao tiếp căn bản và bạn có thể nghe chúng mỗi ngày, lặp lại và bắt chước ngữ điệu của người nói. Ngoài ra hãy thường xuyên nghe các bài hát Tiếng Anh, lặp lại theo lời bài hát để luyện cách phát âm và uốn chữ tốt nhất.

Xem thêm tại: English 4 Fun

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Kỹ năng học tiếp anh cho trẻ chuẩn bị lên trung học (P2)



Như ở phần 1, tiếng Anh hiện nay đang là một trong những yếu tố tất yếu mà bất kỳ phụ huynh nào cũng quan tâm cho tương lai của trẻ.

Xem thêm: English 4 Fun

Bên cạnh việc học ngoại ngữ, các phụ huynh cũng đặc biệt chú trọng tới trang bị kỹ năng cho con cái mình. Ngay ở lứa tuổi mầm non, bởi độ tuổi này được xem là lứa tuổi vàng không chỉ trong việc tiếp nhận kiến thức mà còn hình thành các kỹ năng sống.

Khác với những thế kỷ trước, thế kỷ 21 là kỷ nguyên công nghệ thông tin và tương tác. Trong trương lai gần, với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, cấu trúc xã hội, việc làm sẽ có nhiều thay đổi.

Mọi công dân toàn cầu trở nên gần gũi hơn, hành vi tương tác của con người cũng biến đổi, biên giới địa lý giữa các quốc gia gần như bị xóa nhòa. Xã hội biến đổi sẽ kéo theo hành vi biến đổi, các kỹ năng từ đó cũng có những yêu cầu cụ thể.

Theo đó, những kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21 sẽ là: Kỹ năng giao tiếp, Tư duy phản biện, Tính sáng tạo và Kỹ năng hợp tác.

Học tại các trung tâm tiếng Anh, Kỹ năng giao tiếp được rèn luyện khi trẻ sử dụng tiếng Anh để trình bày ý tưởng, thảo luận, bảo vệ quan điểm ...từ đó phát triển kỹ năng diễn đạt và giao tiếp hiệu quả để có thể tương tác, hội nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau.

Tạo lớp học tiếng Anh cho trẻ cùng bạn bè (P2)



Như ở phần 1, khi trẻ em học cùng bạn bè sẽ tạo được rất nhiều lợi ích khác nhau. Và dưới đây là 2 lợi ích trong số những lợi ích đó mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Xem thêm: English 4 Fun

Dễ dàng vượt qua áp lực, khó khăn

Một vấn đề tâm lý thường gặp phải của người học tiếng Anh, nhất là người lớn bận rộn, đó là áp lực thời gian, khiến họ mất động lực và không theo đuổi việc học tiếng Anh đến cùng.

Tuy nhiên, khi học cùng bạn bè, bạn dễ dàng chia sẻ khó khăn. Theo trang Animoon, trước một chủ đề khô khan, hoặc một vấn đề khó khăn, đôi khi chỉ bằng việc tán gẫu với bạn bè, bạn cũng có thể vượt qua mọi chuyện. Bởi về mặt tâm lý, những lời khuyên, hay sự giúp đỡ của bạn bè thường rất hiệu quả và tạo thêm động lực cho bạn, do đối phương là người hiểu rõ tình huống và suy nghĩ của bạn, biết bạn cần gì hơn.

Học với bạn cũng thường vui hơn

Theo Expresso English, một trong những bí quyết để tạo động lực học tiếng Anh, đó là đi học cùng với một người bạn hoặc một nhóm bạn.

Thực tế, học với bạn bè cũng bớt căng thẳng hơn khi học trên lớp, và thoải mái, sinh động hơn khi tự học ở nhà. Ví dụ, trong các giờ tự học, nhóm bạn có thể cùng xem một bộ phim tiếng Anh để học nghe và từ vựng, cùng giải đố tiếng Anh, hay tham gia một hoạt động ngoại khoá, hội thảo chuyên đề bằng tiếng Anh…

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Lựa chọn trung tâm tiếng Anh: Học thế nào mới không lãng phí? (P.2)


Lớp học học sẽ dạy theo tốc độ của học viên chậm nhất. Còn học ngôn ngữ là quá trình cá nhân. Mọi người có thể học nhanh và thích hợp với một số chủ đề, vì vậy không thể thỏa mãn cho tất cho tất cả học viên. Người giỏi sẽ phải chờ người kém hơn hoặc có thể bạn phải học những chủ đề không hứng thú với bản thân.
Những “tuyệt chiêu” thu hút học viên
Việc học tại trung tâm nhiều khi được cũng chằng bù mất, số học viên thì có hạn mà trung tâm ngày nhiều hơn. Để thu hút học viên nhiều trung tâm đã có những cách làm khác nhau.
Những trung tâm uy tín thì đầu tư làm các tài liệu, clip, video hướng dẫn học tiếng Ạnh. Đăng ký kênh youtube, trang web riêng. Các tài liệu này hầu hết đều miễn phí và cho phép tải về máy.
Bạn không nhất thiết phải ra trung tâm đăng ký, thay vào đó có thể lên mạng tìm những tài liệu tự học ở nhà. Những thay đổi trên đã góp phần hạn chế của việc học tập trung. Học viên căn cứ vào chất lượng các video có thể biết được chất lượng của trung tâm này.
Một số trung tâm thì lại đầu tư vào các mối quan hệ, họ liên kết với các Sở, Phòng giáo dục hoặc nhà trường.
Các đơn vị này sẽ đưa học viên đến trung tâm bằng những mệnh lệnh, trên tinh thần viết đơn tự nguyện của từng em. Trung tâm sẽ trích hoa hồng trên mỗi học viên lại cho đơn vị giới thiệu. Vì phải tăng chi phí nên việc đầu tư lại cho chất lượng giảng dạy tại các trung tâm này sẽ kém hiệu quả đi.
Điều gì quan trọng trong việc học tiếng Anh
Đó là tinh thần tự học , tự vượt qua sự trì hoãn của bản thân, là cường độ học tập, học bốn tiếng mỗi ngày trong hai tuần tốt hơn là một tiếng mỗi ngày trong hai tháng.
Việc học theo kiểu một kèm một, như nói chuyện với du khách, bố hoặc mẹ dạy con, gia sư kèm cặp riêng trong ba tháng,… đều có tác dụng tốt.
Hầu hết các gương học tốt tiếng Anh đều là tự học.
Jack Ma – ông chủ của Alibaba, khi còn nhỏ đã rất chủ động học tiếng Anh, ông thường đạp xe hàng tiếng đồng hồ để đến trung tâm Hàng Châu, chờ trước khách sạn của du khách để bắt chuyện và dẫn họ đi tour.
Tiếng Anh là phương tiện, là hành trang tốt để bước vào đời, mọi người hãy cân nhắc cách thức học hợp lý cho bản thân cũng như con em mình.

Xem thêm tại: English 4 Fun

Lớp học tiếng Anh hoàn hảo cho con cần những gì?

Giáo viên phát âm chính xác
Để có thể giao tiếp lưu loát với người nước ngoài, trẻ cần học cách phát âm sao cho chuẩn nhất. Do đó, hãy lựa chọ cho các bé một nguồn phát âm chính xác ngay từ khi bắt đầu học, lựa chọn cho các bậc phụ huynh là cho con học với các giáo viên bản ngữ. Khi được học với giáo viên bản ngữ, các bé sẽ học được cách phát âm và ngữ điệu chuẩn của người bản ngữ, ngoài ra bé sẽ được tiếp xúc với văn hoá trong tiếng Anh.

Phương pháp dạy khoa học
Để trẻ tiếp thu dễ dàng, cách tốt nhất hãy kết hợp trò chơi lẫn với việc học. Khi trẻ bắt đầu học tiếng anh, các phương pháp nên tập trung vào giao tiếp và cách phát âm hơn là cho bé học những cấu trúc ngữ pháp khô khan.

Giáo trình được biên soạn kỹ lưỡng
Hệ thống giáo trình dành cho trẻ cần phải thật sự phù hợp với lứa tuổi, tâm lý, khả năng nhận biết cũng như phải phù hợp với phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự yêu thích và hứng thú học tập, nếu không sẽ khiến cho việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn hơn.

Thiết kế lớp học tối ưu
Lớp học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ sẽ được giới hạn từ 10-15 bé/lớp, và được lồng ghép những hoạt động giải trí bổ ích, giúp bé vận động và học tập hiệu quả hơn. Một không gian học tập rộng vừa đủ, được trang trí bắt mắt và đầy đủ phương tiện giảng dạy sẽ hỗ trợ trong việc kích thích trí sáng tạo, sự tò mò của trẻ.

Tổ chức nhiều chương trình ngoại khoá
Các chương trình ngoại khoá ngoài giờ vô cùng cần thiết trong việc phát triển kiến thức và kỹ năng sống cho các bé, tạo ra sự cân bằng hài hoà giữa việc học tiếng Anh trẻ em và việc vui chơi, kết nối bạn bè và hòa nhập vào tập thể. 
Xem thêm tại: English 4 Fun

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả?



Việc học bất kì một ngôn ngữ nào đó, không yêu cầu người học phải quá thông minh mà quan trọng hơn là sự liên tục luyện rèn. Nếu phải định lượng thì người học phải tích lũy ít nhất khoảng hơn 1.000 giờ tiếng Anh với giáo viên chưa kể tự học.Theo như số liệu Đề án Ngoại ngữ 2020 về việc dạy học tiếng Anh các cấp của Bộ Giáo dục Và Đào tạo thì trung bình số giờ học tiếng Anh của học sinh hiện nay chỉ khoảng 3-4 tiết/tuần, tương đương 2.5 giờ/tuần. Do đó phụ huynh ở các thành phố lớn đều cho con em học thêm tại các trung tâm với thời lượng từ 3-4 giờ/tuần. Như vậy sẽ mất khoảng 3-4 năm để có thể sử dụng tiếng Anh ở mức khá với một thái độ chăm chỉ và nghiêm túc.

Xem thêm: English 4 Fun

Học ngoại ngữ yêu cầu lớp quy mô nhỏ để tăng khả năng giao tiếp và rèn luyện. Với quy mô học tập lớp trên 30 học sinh như hiện nay, cộng thêm việc không có môi trường ngoại ngữ bên ngoài lớp học sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập. Thêm vào đó, nếu người học gặp được các giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp thì hiệu quả học tập mới được nâng lên đáng kể

Nhiều người cho rằng tiếng Anh là phải học với giáo viên bản ngữ, còn học với giáo viên người Việt thì không thật hiệu quả, cô suy nghĩ thế nào về quan điểm này?

Giáo viên người Việt rất có lợi thế trong giảng dạy ngữ pháp và kỹ năng Đọc, Viết. Giáo viên bản ngữ lại phát triển ưu thế với kỹ năng Nghe, Nói. Thế nên giáo viên bản ngữ luôn là yếu tố hàng đầu tạo lực hút học viên của các trung tâm tiếng Anh. Nhưng hiện tại không phải phụ huynh nào cũng có thể cho con tiếp cận với giáo viên bản ngữ.

Học ngoại ngữ - lực lượng giáo viên



Sau khi đề xuất được đưa ra, nhiều người cảm thấy e ngại về vấn đề liệu chương trình giáo dục có còn phù hợp với chúng ta và cũng rất nhiều người cũng bày tỏ ý kiến với những lo ngại về quá trình phát triển của nó.

Xem thêm: English 4 Fun

Thậm chí đi vào “ngõ cụt” giống như Đề án “Dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020” (gọi tắt là đề án Ngoại ngữ 2020) đang triển khai. Theo lãnh đạo một số trường phổ thông, với chương trình ngoại ngữ hiện hành, phần lớn các trường đều lúng túng vì chỉ có 1 biên chế giáo viên ngoại ngữ. Việc thiếu giáo viên biên chế, khó tuyển giáo viên hợp đồng để ổn định và nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trong trường là rào cản để chương trình mới được triển khai hiệu quả.

Trên thực tế, Đề án Ngoại ngữ 2020 trong thời gian qua đã đón nhận nhiều đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lý cũng như giáo viên, đó là cần được rút kinh nghiệm triệt để, bởi nhiều nội dung của Đề án đã không đạt được mục tiêu như đã đặt ra, thậm chí không ít ý kiến cho rằng đây là một thất bại. Tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên không đạt chuẩn với môn tiếng Anh tại nhiều địa phương, trong đó có cả các tỉnh, thành phố lớn khiến nhiều người lo ngại chương trình ngoại ngữ mới chưa đủ điều kiện để triển khai hoặc có triển khai cũng sẽ không đạt như mục tiêu đặt ra.

Thực tế trên Ban soạn thảo chương trình Tiếng Anh mới cũng đã đặt ra những mục tiêu để khắc phục. Theo đó, để thực hiện chương trình cần đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiện đủ số tiết học theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Giáo viên phải đạt những yêu cầu theo quy định và có nghiệp vụ sư phạm phù hợp với các cấp học; đồng thời được tập huấn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong dạy học. Bên cạnh đó, đảm bảo điều kiện, môi trường học tập đa dạng, phong phú để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động học tập, sử dụng tiếng Anh có ý nghĩa.

“Cùng với sự kế thừa, rút kinh nghiệm từ Đề án Ngoại ngữ 2020, Ban soạn thảo luôn nhấn mạnh tới tính “mở” của môn học này để có thể tiếp nhận được nhiều bộ sách giáo khoa tiếng Anh. Những chủ đề, chủ điểm mà chúng tôi đưa vào môn học chỉ mang tính chất gợi ý, dựa vào các gợi ý này các tác giả viết sách giáo khoa tương lai sẽ lựa chọn và quyết định những nội dung, cách thức phù hợp nhất với môn học này. Sẽ có sự cạnh tranh, đối sánh giữa các trương trình để chọn ra những nội dung phù hợp, hiệu quả nhất”, GS Nguyễn Lộc chia sẻ thêm.

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

“Vạn sự khởi đầu nan” - câu này chắc hẳn những ai đang bị mất gốc tiếng anh đều rất thấm thía. Nhưng không gì là không thể, chỉ cần bạn có mục tiêu và phương pháp học đúng cách, thì tiếng anh chỉ là chuyện nhỏ!

Quyết tâm theo đuổi mục tiêu
Sự chăm chỉ là yếu tố hàng đầu khi bạn bắt đầu chương trình học tiếng anh. Có một nghiên cứu nói rằng bạn hoàn toàn có thể thành thạo giao tiếp tiếng Anh trong vòng 6 tháng với một phương pháp học tập đúng đắn và hàng ngày bạn chỉ phải dành thời gian học là 60 phút. Dù trình độ bạn đang ở mức nào thì chỉ cần cố gắng thực hiện mục tiêu, không cho phép bản thân xả hơi hay lười biếng, thì chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn.

Có phương pháp học đúng
Phương pháp học theo trình tự nghe, nói, đọc, viết sẽ giúp bạn nhiều hơn phương pháp học ở trường học – đọc, viết, nghe, nói. Nhưng bạn vẫn cần phải học cả 4 kỹ năng vì chúng đều quan trọng. Quan trọng là cách bạn rèn luyện mỗi kỹ năng như thế nào.
1. Học đúng ngay từ đầu, hãy tập trung vào việc phát âm
Phát âm cũng như ngữ âm là cực kỳ quan trọng, đó là sự bổ trợ tốt nhất cho việc học nghe của bạn, khi mới bắt đầu hãy luyện phát âm thật nhiều nhé, hãy luyện từng từ một, rồi tới luyện từ ghép rồi luyện câu ngắn…. để phát âm được chuẩn một từ bạn cần phải đọc nó khoảng 7-10 lần. Hãy tìm những chương trình học phát âm tốt trên youtube để nâng cao và bổ trợ cho việc học phát âm này (được nhắc đến trong cuối bài viết này). Tốt nhất bạn hãy học phát âm cùng với việc học từ mới, như vậy bạn vừa thấy nó đơn giản, dễ hiểu và ghi nhớ từ cũng tốt hơn. Cẩn thận hơn, bạn hãy ghi âm lại tiếng phát âm của bạn và so sánh với âm chuẩn. Với người mới bắt đầu, hãy dành thời gian cho việc học phát âm. Một trong những trang web tra từ tốt nhất là dictionary.cambridge.org, trang này có đủ cả phát âm tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ cùng ví dụ cho các từ bạn tra.



Tương tự với kỹ năng nghe - đọc - viết, hãy tham khảo thật nhiều các tài liệu bổ ích và làm các bài tập lặp đi lặp lại mỗi ngày. Đối với nghe - bắt đầu bằng các bài nghe đơn giản có nội dung ngắn gọn. Sau mỗi giờ học, giải trí bằng việc nghe nhạc, xem phim bằng tiếng anh. Đối với việc phải nghe những đoạn hội thoại dài, hãy chú ý nghe cách người bản xứ nhấn mạnh vào những từ họ muốn truyền đạt; và bạn không cần phải nghe hết toàn bộ từng chữ, chỉ cần nắm được ý chính. Học cách đoán nghĩa đối với những từ không nghe rõ. Khéo léo lồng ghép việc học lẫn vào trong những sở thích của bạn. Với kỹ năng đọc, hãy học cách phân biệt ý chính/ ý phụ của bài; hiểu nội dung chính của cả đoạn văn và đánh dấu vào đó. Có thể đọc các bài báo/ tạp chí của nước ngoài để nâng cao kỹ năng đọc của bạn nhiều hơn nữa. Về phần viết, chú ý thật kỹ 6 thì ngữ pháp cơ bản nhất và cách sử dụng. Tập viết câu thường xuyên theo những chủ đề bạn tự nghĩ ra. Sau khi đã thành thạo, hãy học các thì ngữ pháp nâng cao hơn. Sau đó tập sử dụng các thành ngữ/ cụm từ hay dùng khi viết đoạn văn. Học viết tốt, bạn không nên tự học một mình, hãy cố gắng đem bài của mình cho thầy, cô/ những người giỏi hơn sửa chữa, giúp chỉ ra điểm sai của bạn.

Xem thêm tại: English 4 fun

Dạy con tiếng Anh tại nhà, sao lại không? (P.2)

Sử dụng tiếng Anh thường xuyên tại nhà với con, bé sẽ hình thành phản xạ tự nhiên với ngôn ngữ này.

Trẻ nhỏ thường muốn nói Tiếng Anh về các chủ đề:
– Về bản thân chúng và những gì chúng ưa thích: “I like, I don’t like…”
– Về những gì chúng vừa thực hiện: “I went to…; I saw…; I ate…;”
– Cảm giác của trẻ: “I’m sad; she’s cross,…”
Đôi khi trẻ muốn diễn tả một câu nói nhưng chưa có đủ lượng từ vựng, trẻ thường thay thế một từ nào đó bằng tiếng mẹ đẻ, ví dụ “He is eating a (…)”. Nếu người lớn nhắc lại cả câu nói này bằng Tiếng Anh, trẻ sẽ ngay lập tức tiếp nhận được từ Tiếng Anh mới. “He’s eating a plum”. “A plum”.

Khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ không thể coi thường; chúng có thể hiểu được Tiếng Anh nhiều hơn những gì chúng nói. Trong tiếng mẹ đẻ, trẻ nhỏ cũng chỉ hiểu vài từ, còn lại là nhờ vào ngôn ngữ cơ thể và các “dữ liệu” xung quanh để hiểu câu nói của người khác. Trẻ có thể sử dụng chính kĩ năng này để học Tiếng Anh.

Khi cả khái niệm mới và từ vựng mới được đưa ra cùng lúc, thì trẻ cần được dịch nghĩa sơ qua. Nhưng bạn nên hạn chế tối đa việc dịch nghĩa bởi nếu trẻ quen với việc này thì chúng sẽ có thói quen chờ đợi được dịch thay vì tự suy nghĩ về ý nghĩa các câu nói.
Các hoạt động khi học Tiếng Anh
Những bài luyện tập Tiếng Anh nên diễn ra hàng ngày, đều đặn. Suốt quá trình học, cha mẹ nên tập trung toàn bộ sự chú ý vào trẻ. Chúng sẽ cảm nhận được điều này và trở nên yêu thích việc học Tiếng Anh.
Trẻ nhỏ cần có lý do để nói Tiếng Anh, bởi cả trẻ và cha mẹ đều có thể giao tiếp với nhau bằng Tiếng Việt. Chúng có thể cảm thấy khó khăn khi chuyển từ tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ, vì vậy việc tạo “bối cảnh” cho trẻ là vô cùng quan trọng. “3 phút nữa là tới giờ Tiếng Anh rồi”, “Hãy ra ngoài ghế sô pha, và chúng ta cùng nói Tiếng Anh nhé.” Hãy khởi động cho trẻ bằng cách đếm hay hát một bài Tiếng Anh trước khi giới thiệu những hoạt động mới.

Sự khích lệ và tuyên dương
Trẻ nhỏ vô cùng thích được cha mẹ khen ngợi và động viên. Chúng cần thấy rằng mình đang làm tốt và có tiến bộ. Những lời khuyến khích, tuyên dương từ cha mẹ và những người thân trong gia đình sẽ giúp trẻ tự tin và có động lực học hỏi hơn.
Đây cũng chính là thời điểm hình hành thái độ tích cực đối với Tiếng Anh và sự khác biệt giữa các nền văn hoá trong suốt cuộc đời sau này của trẻ.
Xem thêm tại: English 4 Fun