Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Công dân “toàn cầu” hay “bộ lạc”







Ở một cực khác, chúng ta đang chứng kiến một thời đại mà biên giới quốc gia, khoảng cách địa lý dường như trở nên mờ nhạt, một chuyên gia của một công ty Mỹ có thể trả lời cho khách hàng tại Anh từ Ấn Độ; cách thức liên hệ trao đổi giữa hai đồng nghiệp trong một viện nghiên cứu ngồi bên cạnh nhau cũng không khác gì nhiều so với khi họ cách nhau nữa vòng trái đất.

Xem thêm: English 4 Fun

Cả hai hiện tượng trên phải chăng là hai mặt của vấn đề “toàn cầu” và “bộ lạc” trong phát biểu của Piet Hein : “Chúng ta là công dân toàn cầu với tâm hồn bộ lạc”. Bộ lạc ở đây cũng có thể hiểu là quốc gia, là chủ nghĩa dân tộc hay rộng hơn là các thứ chủ nghĩa liên quan đến chính trị, tôn giáo và văn hoá, v.v…

Rõ ràng dù muốn hay không, dù mức độ hội nhập quốc tế thế nào, chúng ta cũng không thể và không nên cắt bỏ phần “bộ lạc” trong mỗi chúng ta. Và cũng không nên nhân danh “bộ lạc”, nhân danh cái riêng của mình để áp đặt, dùng bạo lực buộc những người khác, những nhóm khác phải theo các giá trị của riêng mình.

Không thể và không nên cắt bỏ “tâm hồn bộ lạc”

Không thể vì “tâm hồn bộ lạc” là những thể hiện “căn tính” (identité) riêng của mỗi con người hay mỗi nhóm người. Mỗi cá nhân chúng ta có một lai lịch văn hoá và tập tính trong cách nghĩ và hành động gắn liền với hoàn cảnh chính trị, xã hội văn hoá, tôn giáo và giáo dục cụ thể trong đó cá nhân lớn lên, nhân cách được hình thành, nên không dễ gì có thể “mật gốc” cho dẫu có hội nhập thế giới thế nào. Đây là điều hiển nhiên và cần thiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét