Vì lý do tài chính hạn chế, mà một số bạn đã chọn đăng ký tại một số trung tâm ngoại ngữ không hợp pháp. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hậu quả mà các học viên lẫn trung tâm không lường trước.
Xem thêm: English 4 Fun
Hoàng Minh Tùng (21 tuổi, Đại học Giao thông vận tải) cho biết, đang học tại một lớp học ngoại ngữ trên đường Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm). Lớp học khá đông học viên nhưng không có biển hiệu, quảng cáo gì mà chỉ là “tự phát” do một thầy giáo về hưu đứng ra mở lớp.
Sau một thời gian học, do thấy chất lượng không như kỳ vọng, Tùng đề nghị được lấy lại một phần học phí nhưng bị thầy từ chối. Nam sinh tỏ ra khá băn khoăn bởi khi đóng học phí, do lớp học “tự phát” nên cũng không có biên lai hay phiếu thu gì.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết: “Các trung tâm ngoại ngữ hoạt động “chui” nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính mức phạt lên đến 20 triệu đồng và buộc phải đóng cửa. Và sau khi xử phạt, rất khó để có thể xin cấp phép hoạt động lại theo đúng pháp luật”.
Liên quan đến quyền lợi của các học viên theo học tại các trung tâm “chui” này, luật sư Trương Anh Tú khẳng định: Học viên hoàn toàn có thể đòi lại toàn bộ số tiền học phí đã đóng và trung tâm có nghĩa vụ hoàn trả lại đầy đủ.
“Bản chất việc đóng tiền cho trung tâm ngoại ngữ là hợp đồng cung cấp dịch vụ đào tạo. Tuy vậy, đơn vị giáo dục lại đang hoạt động “chui”, tức là không có chức năng giáo dục. Như vậy, dưới góc độ Luật Dân sự, đây là hợp đồng vô hiệu. Vì vậy, các trung tâm phải bồi hoàn đầy đủ số tiền mà các học viên đã đóng nếu họ có yêu cầu”, luật sư Trương Anh Tú lý giải và cho biết, nếu trung tâm không bồi hoàn học phí, học viên có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi trung tâm đang hoạt động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét