Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Học tiếng Anh qua trò chơi ngôn ngữ giữ vai trò gì trong quá trình học của trẻ em? (P1)



Chúng ta đều biết rằng áp dụng phương pháp học tiếng Anh qua trò chơi ngôn ngữ đang dần đóng vai trò chủ đạo rong phương pháp dạy và học ngoại ngữ như tiếng Anh. Chủ đề này, chúng tôi mang đến những trò chơi, phân tích các khía cạnh của từng trò và nguồn gốc từ đâu để có thể nhìn tổng quan được vai trò, lợi ích của chúng trong quá trình học tập tiếng Anh của trẻ nhỏ cho đến người lớn.

Giới thiệu
Giảng dạy tiếng Anh ngày nay không còn phụ thuộc quá nhiều vào các phương pháp truyền thống nữa. Và học tiếng Anh qua trò chơi là một phương pháp cực mới mẻ, giúp tạo hứng thú cho người học, giúp người học ghi nhớ sâu sắc hơn thông qua việc tạo các ngữ cảnh để học tập “nhúng”.
Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ngày càng tăng. Chính nhu cầu này đã tạo ra đòi hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn và tài liệu phục vụ giảng dạy ngôn ngữ. Ngoài ra, nhu cầu về phương pháp giảng dạy phù hợp hiện nay cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang đường hướng lấy người học làm trung tâm. Ở đó, người học được giao tiếp trong môi trường giao tiếp thực sự, được hoạt động theo cặp, hay theo các nhóm nhỏ để thực hiện các công việc cụ thể. Người học có cơ hội được bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình và được đặt câu hỏi nếu họ không hiểu vấn đề nào đó.
Thực tế, trong dạy và học ngoại ngữ, khi trẻ em được ngồi trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái, có nhiều hình ảnh và màu sắc sẽ học hiệu quả hơn cùng với việc xây dựng ngữ cảnh thực cho bé thực hành với phương pháp học tiếng Anh qua trò chơi. Các trò chơi ngôn ngữ có thể được sử dụng để phát triển cả bốn kỹ năng cho trẻ từ những bước đầu căn bản nhất như: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Bên cạnh đó còn có những trò chơi phát triển vốn từ vựng, và cải thiện cách phát âm phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của bé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét