Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Chiếc lược trở thành công dân toàn cầu (P2)



Sau bài viết 1, vẫn có rất nhiều băng khoăn và thắc mắc tại sao chúng ta nên trở thành công dân toàn câu? Vậy để tìm hiểu lý do như thế nào thì các bạn nên tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm: English 4 Fun


Ở đây, chúng ta sẽ không đi sâu vào khía cạnh lý tưởng – triết lý về công dân toàn cầu, mà đi vào khía cạnh thực tế: những điểm hơn của một công dân toàn cầu thực tế so với những người “chỉ ngồi sau luỹ tre làng”. Đó là:

Đi lại tự do nhiều nơi trên thế giới
Nói chuyện thoải mái được với người nước ngoài
Thu nhập tầm cỡ quốc tế (ít ra gấp 10 lần trung bình của Việt Nam)
Hiểu biết về văn hoá thế giới
Những điều như trên thì ai mà chẳng muốn có, kể cả những người bảo thủ nhất, có tình thần dân tộc chủ nghĩa cao nhất.

Tại sao có rất nhiều thanh niên các nước phát triển giàu có được đào tạo cẩn thận lại sang các nước đang phát triển để làm những công việc từ thiện đầy vất vả nhưng không mang lại tiền bạc cho họ? Tại sao có những người bỏ công sức riêng mình để làm những việc “không đâu” kiểu như cứu sống những chú cá voi ngoài biển dạt vào bờ ? Và tại sao, chỉ quen biết nhau qua mạng và chưa từng gặp mặt mà các bạn trẻ lại có thể tổ chức được những hoạt động xã hội có ảnh hưởng rộng rãi?

Tất cả họ gặp nhau ở cùng một điểm: lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm với xã hội, không chỉ với xã hội nơi họ cư trú mà với cả những xã hội, những con người ở những chân trời xa lạ mà họ chưa từng quen biết. Trước nay, chúng ta thường chỉ nghe được những câu hoa mỹ: “Tôi muốn góp phần làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn” từ những người đẹp tại các cuộc thi hoa hậu, sắc đẹp. Nhưng có biết bao người đã lặng lẽ chỉ làm mà không ồn ã thông báo về điều đó. Họ chính là những “công dân toàn cầu”, một từ rất thịnh hành trong thế giới “toàn cầu hóa” ngày nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét