Theo bà Nguyễn Thị Kiều Vân, sự dịch chuyển nhân sự liên tục, mới làm được 1-2 năm (chứ chưa nói tới vài tháng) đã xin chuyển sang một công ty mới gây tốn kém về thời gian, chi phí đào tạo cũng như rủi ro về bảo mật thông tin cho doanh nghiệp khi thời gian tuyển và đào tạo được một vị trí quan trọng phải mất từ 6 tháng đến 1 năm, rồi thời gian bàn giao công việc giữa người cũ và mới…
Cần được đào tạo hướng nghiệp sát với thực tế
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường cấp 3, học sinh cần được nhà trường giới thiệu và định hướng những con đường phát triển bản thân và khuyến khích các em phát huy thế mạnh của mình. Khi lên đại học, sinh viên nên dành thời gian tham gia các hoạt động thực tế, những buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp để xác định được nhu cầu nghề nghiệp của mình trong tương lai.
“Cả phía nhà trường và doanh nghiệp cùng quản lý sát sao để sinh viên có được kỳ thực tập hiểu quả, giúp ích cho sinh viên sau khi đi làm”, bà Vân nhấn mạnh.
Ngoài ra, vấn đề quan trọng là phải chuẩn bị tốt tâm thế cho sinh viên, giáo dục đạo đức, tác phong, uốn nắn cho sinh viên trước khi ra trường đi làm việc để họ sớm trở thành những nhân lực chuyên nghiệp.
Các cơ sở đào tạo có thể áp dụng ISO trong đào tạo nhân lực, liên kết với các doanh nghiệp để tạo đầu ra cho việc làm và phía doanh nghiệp sẽ cử chuyên gia tham gia đào tạo cùng với nhà trường.
Và trước thực trạng nhiều cơ sở đào tạo còn hạn chế về thiết bị đào tạo thực tế, bà Nguyễn Kim Oanh cho rằng Nhà nước nên có cơ chế chính sách để các trường có điều kiện nhận được sự trợ giúp về thiết bị, máy móc không còn dùng đến tại các doanh nghiệp nhưng vẫn rất có giá trị để phục vụ giảng dạy, học tập (do đặc thù công nghệ điện tử thay đổi từng ngày, tuổi thọ sản phẩm tương đối ngắn, có những máy còn rất mới nhưng doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng – PV), để đảm bảo đầu ra của đào tạo không bị lạc hậu về công nghệ.
Xem thêm tại: English 4 Fun
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét